tiet 25cn8.docx

tiet 26-27-28.docx

Tiết 25     BÀI  27: MỐI GHÉP ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm mối ghép động.

- Biết cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp: Khớp tịnh tiến, khớp quay.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.

3. Thái độ:

- HS học tập nghiêm túc để hình thành kiến thức

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.               

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ       

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án,

- Mẫu: bộ ghế gấp, ghế xếp, bao diêm, xi lanh không có kim tiêm, giá gương xe máy, ổ bi..

2. Học sinh:

- Đồ dùng học tập, SGK, vở ghi.

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: KTSS

2. Kiểm tra bài cũ:

   - Mối ghép cố định gồm những lợi mối ghép nào?

   - Nêu cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng mối ghép bằng đinh tán, bằng ren?

   Kiểm tra sự chuẩn bị sgk, vở của hs.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học:thuyết trình

Định hướng phát triển năng lực: năng lực nhận thức

Mỗi máy, thiết bị có nhiều bộ phận, nhiều chi tiết hợp thành bằng phương pháp gia công ghép nối ta có thể liên kết các chi tiết lại với nhau để tạo thành nhiều bộ phận máy. Ví dụ dùng vít sắt bắt chặt một số bộ phận ở xe đạp lại với nhau, dùng chốt để nối đùi và trục xe đạp...Để ghép nốicác chi tiết ngoài mối ghép cố định còn có mối ghép động. Vậy thế nào là mối ghép động, đặc điểm, cấu tạo và ứng dụng của mối ghép như thế nào tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 27.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (15’)

Mục tiêu:

- Hiểu được khái niệm mối ghép động.

- Biết cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp: Khớp tịnh tiến, khớp quay.

Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực:giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung kiến thức

GV: Cho học sinh quan sát máy chiếu quá trình mở ghế xếp ở hình 27.1.

? Ghế xếp cấu tạo bởi mấy chi tiết? Được ghép với nhau như thế nào?

? Khi gập ghế lại và mở ghế ra tại các mối ghép A, B, C, D chuyển động với nhau như thế nào?

GV: Những mối ghép đó gọi là mối ghép động. Vậy thế nào là mối ghép động?

Kết luận ghi bảng.

Cho hs tìm hiểu về cơ cấu sgk và ví dụ hình 27.2 cơ cấu tay quay-thanh lắc.

GV: Giới thiệu các loại khớp động đã chuẩn bị, cách gọi khác của mối ghép động, giải thích cơ cấu hoạt động của khớp động.

 

 

 

- HS: Ghế xếp gồm ba chi tiết chân sau, chân trước có phần dựa và bàn ngồi, chúngđược ghép với nhau bởi các khớp động.

- HS: Khi gấp hoặc mở ghế ra các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau.

 

Hs trả lời bổ sung...

- Ghi bài

Hs đọc hiểu về cơ cấu và quan sát hình 27,2 sgk.

I. Thế nào là mối ghép động?

- Mối ghép mà các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau gọi là mối ghép động hay khớp động.

- Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiếtthành cơ cấu, chúng gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu...

 

GV nêu vấn đề: Cùng tìm hiểu về cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của khớp động

GV: Cho học sinh quan sát hình 27.3 và các mô hình đã chuẩn bị.

 Yêu cầu HS làm bài tập hoạt động trong SGK.

? Trong các khớp tịnh tiến, các điểm trên vật chuyển động như thế nào?

? Khi chi tiết trượt trên nhau sẽ xảy ra hiện tượng gì? Khắc phục hiện tượng này như thế nào?

 

 

? Xi lanh, pit-tông được ứng dụng vào việc gì? Vậy ứng dụng chính của chuyển động tịnh tiến là gì?

 

GV: Cho học sinh quan sát máy chiếu hình 27.4a,b.

? Khớp quay gồm mấy chi tiết? Các mặt tiếp xúc của khớp quay có đặt điểm gì?

? Với đặc điểm như vậy thì các chi tiết vận hành như thế nào khi hoạt động?

? Bạc lót có chức năng gì? Có thể thay bạc lót bằng vật liệu gì để thay thế chức năng? (Vòng bi)

GV: Yêu cầu quan sát hình 27.4b ® xác định các chi tiết vòng bi. So sánh để xác định đặc điểm tương ứng của cấu tạo vòng bi với cấu tạo khớp quay.

 

 

- HS: Quan sát hình

- HS: Làm bài tập trao đổi nhóm để thống nhất ® đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác theo dõi, nhận xét.

- HS: Chuyển động giống hệt nhau.

- HS: Tạo ra lực ma sát

- Khắc phục: Làm nhẵn bóng bề mặt.

 

 

 

 

- HS: Cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại. ví dụ mối ghép pít-tông, xi lanh trong động cơ.

 

Hs quan sát hình trả lời

- Có 3 chi tiết: ổ trục, bạc lót và trục; mặt tiếp xúc giữa các chi tiết thường là mặt trụ tròn.

- HS: Chi tiết này có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.

- HS: Bạc lót có chức năng làm giảm ma sát, có thể thay thế bặc lót bằng vòng bi.

- HS: Thực hiện theo yêu cầu ® 1 vài HS báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét.

 

 

II. Các loại khớp động

1. Khớp tịnh tiến

a. Cấu tạo mối ghép

- Mối ghép pit tông, xi lanh có mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn với ống tròn.

- Mối ghép sống trượt - rãnh trượt có mặt tiếp xúc là do mặt sống trượt và rãnh trượt tạo thành.

b) Đặc điểm

- Mọi điểm trên vật có chuyển động giống hệt nhau.

- Khi 2 chi tiết trượt lên nhau tạo ra ma sát lớn cản trở chuyển động. Để giảm ma sát, người ta làm nhẵn bề mặt và bôi trơn bằng dầu mỡ.

c) Ứng dụng:

Dùng chủ yếu trong cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay hoặc ngược lại.

2. Khớp quay

a. Cấu tạo

- Có 3 chi tiết: ổ trục, bạc lót và trục; mặt tiếp xúc giữa các chi tiết thường là mặt trụ tròn.

 

 

b) Ứng dụng:

- Khớp quay được dùng nhiều trong thiết bị, máy như: ổ bi, moay ơ trước của xe đạp, bản lề cửa …

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Nêu 1 số câu hỏi:

- Thế nào là mối ghép động? Nêu công dụng của khớp động.

- Có những loại khớp động nào thường gặp?

GV: Nhận xét các hoạt động của HS, đánh giá xếp loại giờ dạy.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (10’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

 

Sắp xếp những vật dụng, máy móc, dụng cụ có ứng dụng khớp quay, khớp tịnh tiến vào đúng ô:

A. Máy khâu           B. Xe đạp           C. Bao diêm

D. Bản lề cửa          E. Bộ xilanh kim tiêm           F. Cần ăng ten

G. Vòng bi           H. Ghế xếp           I. Ổ trục quạt điện

K. Giảm xóc xe máy           L. Ròng rọc           M. Ổ trục giữa xe đạp

N. Ngăn kéo bàn           O. Gương xe máy           P. Cần cẩu

Q. Êto

Khớp tịnh tiến

Khớp quay

  

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (5’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

+  Sưu tầm tranh ảnh hoặc vật mẫu vòng bi, tay quay thanh lắc, khớp quay, khớp tịnh tiến.

4. Hướng dẫn tự học:

+ Bài vừa học: Học bài theo câu hỏi cuối bài SGK- 95

+ Bài sắp học:Đọc, tìm hiểu trước bài 29, 30, 31 SGK.

? Tại sao cần phải truyền và biến đổi chuyển động?

? Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động?

* Rút kinh nghiệm:

                                                                                                Kiểm tra

 

 

           

Chương 5: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

Tiết 26, 27, 28Chủ đề: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được tại sao cần phải truyền chuyển động.

- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.

- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát.

- Biết tính tỉ số truyền của bộ truyền động đai và truyền động ăn khớp

3. Thái độ

- Giáo dục tính tính đam mê ngành cơ khí

4. Năng lực, phẩm chất 

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.               

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ       

1. Giáo viên

- Nghiên cứu bài, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

- Đồ dùng dạy học:

+ Tranh vẽ : Bộ truyền động bánh đai, truyền động bánh răng, truyền động xích, hình 30.1, hình 30.2, hình 30.3, hình 30.4 SGK

+ Đồ dùng dạy học: mô hình bộ truyền động đai, truyền động bánh răng và truyền động xích, mô hình tay quay – con trượt, cơ cấu bánh răng- thanh răng , cơ cấu vít- đai ốc.

2.  Học sinh

- Đọc truớc bài SGK và sưu tầm một số chi tiết trên

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: KTSS

2. Bài cũ:

- Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động?

- Có mấy loại khớp động thường gặp? Nêu ví dụ?

- Nêu cấu tạo và công dụng của khớp tịnh tiến, khớp quay?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

Máy thường gồm một hay nhiều cơ cấu. Trong cơ cấu, chuyển động được truyền từ vật này sang vật khác. Trong hai vật nối với nhau bằng khớp động, ngưòi ta gọi vật truyền chuyển động là vật dẫn, còn vật nhận chuyển động là vật bị dẫn. Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật, chuyển động của vật bị dẫn có thể giống hoặc khác với chuyển động của vật dẫn. Nếu chuyển động của chúng thuộc cùng một dạng, ta gọi đó là cơ cấu truyền chuyển động, nếu không gọi là cơ cấu biến đổi chuyển động.

Bài này chúng ta nghiên cứu những cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:- Hiểu được tại sao cần phải truyền và biến đổi chuyển động. Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động trong thực tế.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực:giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung kiến thức

Gọi một Hs đọc to phần thông tin đầu tiên. Trình bày mô hình truyền động bằng xích.

? Truyền động bằng xích gồm những bộ phận nào?

? Đĩa và líp được bố trí thế nào?

 

? Khi quay đĩa xích thì líp sẽ có chuyển động như thế nào?Vì sao líp quay được?

? Có nhận xét gì về số răng của đĩa và líp? Chi tiết nào quay nhanh hơn?Vì sao?

? Vì sao cần phải truyền chuyển động từ đĩa đến líp?

Gọi 1 Hs đọc thông tin trong SGK.

? Tại sao cần truyền chuyển động cho các bộ phận máy?

Gọi nhận xét, bổ sung.

Gv kết luận.

Đọc SGK

Quan sát

 

-Gồm đĩa xích, líp và dây xích

-Líp và đĩa bố trí cách xa nhau

-Líp có chuyển động quay nhờ ăn khớp với dây xích

-Số răng của đĩa nhiều hơn líp. Líp quay nhanh hơn vì có số răng ăn khớp ít hơn.

Đọc thông tin SGK

Nhận xét, bổ sung

Ghi nhận

A. Truyền chuyển động

I.Tại sao cần truyền chuyển động?

-Các bộ phận máy thường đặt cách xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.

- Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.

1. Truyền động ma sát - truyền động đai.

Trình bày hai mô hình  truyền động ma sát.

Quay hai mô hình cho cùng chuyển động.

? Hãy chỉ ra vật dẫn và vật bị dẫn của bộ truyền đai?Vì sao?

? Bộ truyền đai chuyển động nhờ vào hiện tượng gì?

 

Gọi 1 HS đọc thông tin SGK.

? Thế nào là truyền động ma sát ?

Cho Hs quan sát tranh Hình 29.1SGK.

? Bộ truyền đai có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

 

? Dây đai, bánh đai làm bằng vật liệu gì?Vì sao làm bằng vật liệu đó?

Gv thực hiện quay bộ truyền đai. Yêu cầu Hs nêu nguyên lí làm việc.

 Trình bày thông tin tỉ số truyền.

i===

? Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay?

?Tỉ số truyền mang ý nghĩa gì?

*Bài tập ứng dụng

Một bộ truyền đai có kích thước các bánh như sau:bánh dẫn (D1=300cm), bánh bị dẫn (D2= 600cm) .

-Hãy cho tỉ số truyền i của bộ truyền trên.

-Giả sử bánh dẫn quay với tốc độ n1 =9000vòng /phút thì bánh bị dẫn quay với tốc độ bao nhiêu?

Gọi 1Hs đọc đề bài.

Cho Hs thảo luận nhóm: Hoàn thành bài tập tại lớp (3’)

Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Kết quả:

i=1/2

n2=4500 vòng/phút

Cho các nhóm nhận xét chéo.

Gv đánh giá kết luận.

Cho Hs quan sát lại cách truyền lực của bộ truyền động đai dây mắc song song và mắc chéo nhau.

? Có nhận xét gì về chiều quay của hai bánh (bánh dẫn và bị dẫn) của hai trường hợp trên?

? Muốn đảo chiều của bộ vòng đai ta mắc dây theo kiểu nào?

Gv kết luận.

Gọi 1Hs đọc thông tin SGK về ứng dụng của bộ truyền đai. Hỏi

? Bộ truyền đai có đặc điểm gì?

? Khi lực ma sát nhỏ thì xảy ra hiện tượng gì?

? Bộ truyền đai được ứng dụng ở đâu? Cho ví dụ.

Gọi nhận xét, bổ sung.

Gv kết luận.

2.Truyền động ăn khớp

? Bộ truyền đai có nhược điểm gì khi lưc ma sát nhỏ?

Giới thiệu bộ truyền động bánh răng.

? Thế nào là truyền động ăn khớp?

Gọi 1 Hs nêu cấu tạo của bộ truyền động bánh răng và truyền động xích.

? Để hai bánh răng ăn khớp hoặc bánh xích ăn khớp với dây xích cần đảm bảo yếu tố gì?

Viết thông tin tỉ số truyền.

Gọi 1 Hs nêu ý nghĩa, giải thích.

Nêu ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp.

Kết luận.

 

 

Quan sát

 

Quan sát

 

- Bánh truyền chuyển động: vật dẫn, Bánh nhận chuyển động:vật bị dẫn.

-Bộ truyền đai chuyển động nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai

 

Quan sát

 

 

 

 

-Bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai

 

-Làm bằng vải nhiều lớp, cao su,...

 

-Làm bằng thép

 

 

Quan sát

Nêu nguyên lí làm việc.

 

 

-n2 tỉ lệ nghịch với D2, tỉ lệ thuận với D1

-Xác định tốc  độ quay và đường kính bánh đai.

 

 

Đọc đề bài

Thảo luận nhóm

Trình bày kết quả

i=1/2

 

n2=4500 vòng/phút

 

Nhận xét chéo

Ghi nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát

-Bánh dẫn và bánh bị dẫn quay cùng chiều ở dây mắc song song và ngược lại ở dây mắc chéo

Ghi nhận

Đọc thông tin SGK

Trả lời

 

 

 

 

Nhận xét, bổ sung

Ghi nhận

 

Trả lời

 

Quan sát

Nêu cấu tạo

 

 

 

 

Trả lời

 

 

 

Để đảm bảo sự ăn khớp thì kích thước răng của hai bánh răng phải trùng khớp với nhau,…

Ghi nhận

Nêu ý nghĩa

 

 

 

Ghi nhận

II.Bộ truyền chuyển động

1.Truyền động ma sát-truyền động đai

Là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát ở mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.

a. Cấu tạo bộ truyền động đai

Gồm ba bộ phận:

 -Bánh dẫn

 -Bánh bị dẫn

 -Dây đai

b.Nguyên lí làm việc

Khi bánh dẫn 1(có đường kính D1) quay với tốc độ nd(n1) (vòng/phút), nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai làm cho bánh bị dẫn 2(có đường kính D2) sẽ quay với tốc độ nbd(n2) (vòng/ phút), tỉ số truyền I được xác định bởi công thức:

      i===

hay n2=n1×D1D2

 

c. Ứng dụng

- Bộ truyền động đai có cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn, có thể truyền chuyển động giữa các trục cách xa nhau nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy khác nhau như máy khâu, máy khoan, máy tiện…

- Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đủ đảm bảo thì chúng cố thể bị trượt nên tỉ số truyền bị thay đổi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Truyền động ăn khớp

Bộ truyền động ăn khớp điển hình là truyền động bánh răng và truyền động xích.

a. Cấu tạo

- Bộ truyền động bánh răng gồm: bánh dẫn và bánh bị dẫn

- Bộ truyền động xích gồm: đĩa dẫn, đĩa bị dẫn và xích.

b. Tính chất

Nếu bánh 1 có số răng Z1 quay với tốc độ n1 (vòng/ phút), bánh 2 có số răng Z2 quay với tốc độ n2 (vòng/ phút) thì tỉ số truyền:

i=n2n1=z1z2

 

hay     n2=n1×z1z2

c. Ứng dụng

- Bộ truyền động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc với nhau, có tỉ số truyền xác định và được dùng trong nhiều hệ thống truyền chuyển động của các loại máy thiết bị khác nhau như đồng hồ, hộp số xe máy…

- Bộ truyền động xích dùng để truyền động quay giữa hai trục xa nhau có tỉ số truyền xác định như trên xe đạp, xe máy, máy nâng chuyển…

 

Treo Hình 30.1 SGK.

? Máy khâu gồm những bộ phận nào?

Thảo luận nhóm

Yêu cầu:

-Quan sát chiếc máy khâu đạp chân ở hình 30.1 và hoàn thành các câu sau:

 *Chuyển động của bàn đạp.....

 * Chuyển động của thanh truyền ....

 *Chuyển động của vô lăng.............

 *Chuyển động của kim máy.........

? Trong các chuyển động trên, đâu là chuyển động thực hiện nhiệm vụ chính của máy?

? Vậy, vì sao cần phải biến đổi chuyển động?

? Có những kiểu biến đổi chuyển động nào?

Gọi nhận xét, bổ sung.

Gv kết luận

 

Đọc SGK.

Quan sát và thảo luận nhóm

 

 

 

 

 

 

- Chuyển động của kim khâu thực hiện nhiệm vụ chính của máy

­-Vì từ một chuyển động ban đầu, thông qua các cơ cấu biến đổi chuyển động để tạo thành chuyển động thực hiện nhiệm  chính của máy.

-Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.

Nhận xét, bổ sung.

Ghi nhận.

B. Biến đổi chuyển động

I. Tại sao cần biến đổi chuyển động?

Trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi một dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định.

Gồm:

- Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.

- Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.

1. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến(cơ cấu tay quay – con trượt)

Hãy quan sát hình 30.2:  cơ cấu tay quay – con trượt.

? Nêu cấu tạo của cơ cấu tay quay- con trượt?

Giải thích quá trình chuyển động của các bộ phận trong cơ cấu bằng mô hình.

? Khi tay quay AB quay đều, con trượt C sẽ chuyển động như thế nào?

? Khi nào con trượt C sẽ đổi hướng theo chiều ngược lại?

 

? Hãy trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - con trượt?

? Cơ cấu trên có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay của thanh trượt được không?Khi đó cơ cấu sẽ chuyển động như thế nào?

? Cơ cấu trên đuợc ứng dụng trên các máy nào? Cho ví dụ?

 

Cho Hs quan sát hình30.3SGK.

? Ngoài cơ cấu tay quay con trượt, trong cơ khí còn sử dụng những cơ cấu nào?

? Những cơ cấu này được sử dụng trên những thiết bị hoặc máy nào?

Gọi nhận xét, bổ sung.

Gv kết luận.

2.Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc (cơ cấu tay quay – con lắc)

Cho Hs quan sát Hình 30.4SGK.

? Cơ cấu tay quay thanh lắc gốm có những bộ phận nào?

? Cơ cấu tay quay thanh lắc còn được gọi là gì?

Giới thiệu mô hình cơ cấu tay quay thanh lắc.

? Khi tay quay 1 quay tròn một vòng thì thanh lắc 3 sẽ chuyển động như thế nào?

? Nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu trên.

? Có thể biến chuyển động lắc 3 thành chuyển động quay của tay quay 1 được không?

? Hãy cho biết ứng dụng của cơ cấu tay quay thanh lắc trong cơ khí. Cho ví dụ.

Gọi nhận xét, bổ sung.

Gv kết luận.

 

 

 

 

 

Quan sát

 

Trả lời

 

Lắng nghe

 

 

 

- Con trượt C chuyển động tịnh tiến qua lại.

-Con trượt C đổi hướng khi tay quay AB đi từ B’ đến B” và ngược lại.

 

 

- Trình bày (SGK)

 

 

-Có thể biến đổi chuyển động ngược lại, khi đó con trượt C trở thành khâu dẫn.

 

-Ứng dụng trên các loại máy: động cơ đốt trong, xe đạp, máy khâu,…

 

 

 

Quan sát

 

-Cơ cấu thanh răng-bánh răng, vít- đai ốc.

 

-Được sử dụng trên các loại máy gia công cơ khí

Nhận xét, bổ sung

Ghi nhận

 

 

 

 

 

 

Quan sát, trả lời

 

 

-(SGK)

 

-Còn được gọi là cơ cấu bốn khâu bản lề.

Quan sát

 

-Thanh lắc 3 có chuyển động lắc quanh điểm D

 

 

-(SGK)

 

-Cơ cấu trên có thể thực hiện biến đổi chuyển động ngược lại

 

-Ứng dụng trong cơ cấu truyền động máy tuốt lúa, máy dệt vải,…

Nhận xét, bổ sung

Ghi nhận

II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động

1.Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay – con trượt)

 a. Cấu tạo:

- tay quay

- thanh truyền

- con trượt

- giá đỡ

b. Nguyên lí làm việc:

Khi tay quay AB quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt C chuyển động tịnh tiến khứ hồi trong rãnh D.

c. Ứng dụng:

Dùng trong các loại máy khâu, máy cưa gỗ, ô tô, máy hơi nước,....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc (cơ cấu tay quay – con lắc)

a. Cấu tạo:

- tay quay

- thanh truyền

- thanh lắc

- giá đỡ

 b. Nguyên lí làm việc:

 Khi tay quay 1 quay quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D. Tay quay 1 được gọi là khâu dẫn.

c. Ứng dụng:

Dùng trong nhiều loại máy như: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy...

 

 

 

1. Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của bộ bánh răng và đĩa xích

Chia nhóm, cử nhóm trưởng nhận các thiết bị truyền chuyển động.

Phát các loại dụng cụ đo kiểm cho mỗi nhóm. Yêu cầu:

-Dùng thước lá, thước cặp đo đường kính các bánh đai

-Đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích

-So sánh kết quả giữa các nhóm và ghi kết quả đo được vào báo cáo thực hành

Gv đánh giá, kết luận.

2.Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền

Hướng dẫn Hs cách lắp ráp các bộ truyền động vào giá đỡ.

Gọi một Hs nhận xét về số vòng quay của mỗi bộ truyền động, ghi vào báo cáo thực hành.

Yêu cầu Hs lập tỉ số tỉ số truyền theo đường kính, số răng số vòng quay. Ghi lại kết quả, so sánh các kết quả tỉ số truyền . Điền vào báo cáo thực hành.

Gọi Hs nhận xét, bổ sung.

 Gv kết luận.

Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm ghi kết quả vào báo cáo thực hành

GV thường xuyên theo dõi uốn nắn HS yếu kém

Gv thu báo cáo thực hành về nhà chấm

Gv yêu cầu hs cất dụng cụ và dọn vệ sinh

 

 

 

Chia nhóm thực hành

 

Nhận dụng cụ thực hành

 

 

 

 

 

 

Ghi nhận

 

 

 

 

 

 

 

Lập tỉ số ytruyền lí thuyết và thực tế

So sánh, ghi kết quả thực hành

 

 

 

 

 

Trả lời

 

 

 

 

Quan sát, trả lời

 

 

Hs làm việc theo nhóm ghi kết quả vào báo cáo thực hành

 

Hs tự đánh giá kết quả thực hành theo mục tiêu bài học

Nộp báo cáo thực hnàh

 

Hs cất dụng cụ và dọn vệ sinh

C. Thực hành: truyền và biến đổi chuyển động

I.Chuẩn bị

(sgk/106)

 

II.Nội dung và trình tự thực hành

1.Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của bánh xích và đĩa xích

 - Dùng thước lá,đo đường kính các bánh đai.

-Đánh dấu đểđếm số răng của bánh răng và đĩa xích, ghi số liệu đo và đếm được vào báo cáo thực hành.

 

 

 

 

 

2. Lắp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền

- Lần lượt lắp ráp các bộ truyền vào giá đỡ.

- Đánh dấu vào một điểm của bánh bị dẫn, quay bánh dẫn và đếm số vòng quay của bánh bị dẫn.

- Kết quả đo và đếm được ghi vào báo cáo thực hành

- Kiểm tra tỉ số truyền: điền các số liệu cần thiết vào bảng trong báo cáo thực hành, tính toán tỉ số truyền thực tế và so sánh với tỉ số truyền lí thuyết. 

III. Báo cáo thực hành

(Mẫu BCTH sgk/108)

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

-Vì sao cần phải truyền chuyển động giữa các chi tiết máy với nhau?

- Thế nào là truyền động ma sát?

-Nguyên lí làm việc của truyền động ma sát, truyền động ăn khớp?

-Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con lắc?

-Nguyên lí làm việc của cơ cấu tray quay – thanh trượt?

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?

Đáp án:

Tỉ sô truyền i là: 50:20=2,5. Đĩa líp quay nhanh hơn vì có sô răng ít hơn.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

- Nghiên cứu vì sao cần biến đổi chuyển động?

-Sưu tầm các loại cơ cấu BĐ CĐ: tay quay-thanh trượt, tay quay-con lắc.

 

4. Hướng dẫn tự học:

+ Bài vừa học: Học bài theo câu hỏi cuối bài SGK- 101, 105

+ Bài sắp học:Đọc, tìm hiểu trước bài 32 SGK.

? Tìm hiểu quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.

? Tìm hiểu vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.

*Rút kinh nghiệm:

 

 

                                                                                                Kiểm tra